Lịch sử Hồng_học

Lịch sử Hồng học có thể chia làm hai thời kỳ: Cựu Hồng họcTân Hồng học.

Cựu Hồng học

Các lời bình trong Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký các bản Giáp Tuất (Càn Long năm thứ 19, 1754), Kỷ Mão (Càn Long năm thứ 24), Canh Thìn (Càn Long năm thứ 25) viết ngay sau khi Tào Tuyết Cần còn sống, thậm chí có thể được ông tiếp thu phần nào, có lẽ là những tư liệu Hồng học sớm nhất[1]. Hồng học thời kỳ này được gọi là Cựu Hồng học.

Cựu Hồng học có thể chia làm 3 trường phái[1]:

Nhìn chung Cựu Hồng học cho rằng Hồng lâu mộng viết về những câu chuyện có thật về thời Mãn Thanh.

Tân Hồng học

Sau phong trào Ngũ Tứ, các học giả như Thái Nguyên Bồi, Ngô Thế Xương, Du Bình Bá, Lý Huyền Bà, Cố Hiệt Cương, Chu Nhữ Xương, Ngô Ân Dụ, Lý Thìn Đông, Phan Trọng Quỳ và đặc biệt là nhà Hồng học Hồ Thích với tác phẩm Hồng lâu mộng khảo chứng năm 1921 đã chính thức khai sáng ra Tân Hồng học[1]. Phái Tân Hồng học cho rằng Hồng lâu mộng là ghi chép việc thực của bản thân tác giả, Hồng học trở thành một ngành khoa học thật sự với phương pháp khoa học nghiêm túc, xuất phát từ việc khảo sát tác giả và tác phẩm văn học.

Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, phong trào nghiên cứu Hồng lâu mộng lại nổi lên mạnh mẽ. Đặc biệt là vào năm 1954, từ một bức thư của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đã bắt đầu một phong trào rộng lớn phê bình phương pháp nghiên cứu Hồng lâu mộng của nhà Hồng học Du Bình Bá. Mở đầu đợt phê bình này là hai sinh viên tốt nghiệp Đại học: Lý Hy PhàmLam Linh.

Phong trào nghiên cứu Hồng lâu mộng tạm thời lắng xuống trong Cách mạng văn hoá. Sau cải cách - mở cửa, phong trào nghiên cứu Hồng lâu mộng vẫn tiếp tục phát triển với sự ra đời của Sở nghiên cứu Hồng lâu mộng và hai tập san Hồng lâu mộng học san và Hồng lâu mộng nghiên cứu tập san. Hội thảo Hồng lâu mộng quy mô toàn Trung Hoa lần thứ nhất họp ở Cáp Nhĩ Tân mùa thu năm 1980 có hơn bảy chục bản tham luận. Tại hội thảo này cũng đã chính thức thành lập Hội Hồng lâu mộng học Trung Quốc[1]. Sau đó năm 1981Tế Nam, năm 1982Thượng Hải, năm 1983Nam Kinh, năm 1985Quý Dương... đã lần lượt tổ chức các hội thảo và sinh hoạt hằng năm của Hội[1].

Phân hội Giang Tô đã xuất bản bộ Tư liệu tham khảo nghiên cứu Hồng lâu mộng, tháng 10 năm 1982 đã công bố Kết quả 10 năm gian khổ hiệu đính, chỉnh lý văn bản Hồng lâu mộng của Phan Trọng Quỳ, năm 1983 công bố Hồ sơ mới phát hiện về gia thế Tào Tuyết Cần[2]. Du Bình Bá đã tập hợp các bản Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký (các bản Giáp Tuất, Kỷ Mão, Canh Thìn...) với hơn 2000 lời bình thành tập tư liệu nghiên cứu Hồng lâu mộng[2]

Hồng học ngày nay đã thành một ngành học vấn ở phạm vi quốc tế. Mùa xuân năm 1980, trường Đại học WisconsinMỹ đã đứng ra triệu tập Hội nghị nghiên cứu Hồng lâu mộng quốc tế[2]. Tháng 6 năm 1986 Hội thảo Hồng lâu mộng quốc tế lần thứ hai họp tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Tại đây cũng đã diễn ra Liên hoan nghệ thuật Hồng lâu mộng[2].Những năm gần đây các cuộc tranh luận về Hồng lâu mộng vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt với ý kiến của nhà Hồng học Thổ Mặc Nhiệt cho rằng tác giả Hồng lâu mộng không phải là Tào Tuyết Cần. Giới điện ảnh Trung Quốc cũng đang tập trung làm phim Hồng lâu mộng phiên bản mới.